7 Bí quyết nhớ chữ Hán hiệu quả không thể bỏ qua

Đối với người học tiếng Trung, phần khó nhất đó chính là chữ Hán. Các bạn thường than phiền với cô rằng: Ôi, cô ơi chữ Hán sao mà khó nhớ thế, hôm nay vừa học, hôm sau em đã lại quên mất rồi. Vậy làm sao để nhớ được chữ Hán đây nhỉ? Cô sẽ chia sẻ với các em một vài bí quyết ghi nhớ chữ Hán nhé!

Bí quyết 1: Tập viết chữ Hán

Trong thời gian đầu mới bắt đầu học, các em nên luyện viết từ mới tiếng Trung hàng ngày. Mình có thể đặt mục tiêu một tuần nhớ được 20, 30 … từ vựng tùy theo khả năng và điều kiện của bản thân. Việc tập viết chữ Hán hàng ngày không chỉ giúp các em nhớ chữ mà còn giúp các em luyện chữ viết cho đẹp và mềm mại hơn.
Đầu tiên các em luyện viết những từ đơn lẻ, sau đó viết theo câu, viết theo đoạn văn. Như thế sẽ giúp các em vừa luyện viết chữ vừa luyện khả năng dịch và biểu đạt bằng tiếng Trung.

Bí quyết 2: Tạo flashcard – thẻ nhớ từ

Việc tạo flashcard có hiểu quả đối với việc học từ mới của tất cả ngôn các ngôn ngữ.Các em có thể tự tạo flashcard bằng cách mặt trước ghi từ mới chữ Hán, mặt sau ghi phiên âm cùng nghĩa của từ lên giấy nhớ rồi mang tập giấy nhớ đó theo bên mình.
Đối  với từ ngữ có thể minh họa được, các em có thể vẽ hình hoặc dùng biểu tượng để dễ ghi nhớ.khi  học từ vựng về các vật dụng trong gia đình,các em có thể dán thẻ nhớ từ lên những đồ vật tương ứng. Như thế, mỗi lần các em nhìn thấy lại là một lần ôn tập những từ mới đó.

Bí quyết 3: Học từ mới qua bài hát, phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Trung

Rất nhiều bạn thích học tiếng trung qua bài hát, đọc truyện hoặc xem phim. Vậy thì thay bằng việc xem những bản dịch và phụ đề tiếng Việt các em hãy thử thách mình một chút: Hãy luyện xem những bản gốc có phụ đề chữ Hán. Việc học gắn liền với sở thích sẽ khiến các em thấy thích thú và có động lực hơn đấy ^^.

 Bí quyết 4: Tạo thói quen tra từ

Khi gặp một từ mới các em chưa học hoặc chưa gặp bao giờ các em hãy tự mình tra từ điển. Có thể tra bằng từ điển giấy hoặc từ điển online trên mạng. Việc tra chữ như thế này sẽ giúp các em chủ động trong việc học và nhớ chữ lâu hơn đấy.
Nếu như 4 phương pháp kể trên là phương pháp thông dụng khi ghi nhớ từ vựng của tất cả các ngôn ngữ thì phương pháp thứ 5,6,7 lại là phương pháp đặc thù riêng của chữ Hán.

Bí quyết 5: Học qua âm Hán việt

Khi học từ mới, ngoài việc học chữ Hán, phiên âm và nghĩa tiếng Việt các em nên học thêm âm Hán việt, sẽ giúp các em mở rộng được vốn từ vựng của các em. Ví dụ :  大 (nghĩa tiếng Việt: to, lớn; âm Hán Việt: đại), 学(nghĩa tiếng Việt: học; âm Hán Việt: học). Như vậy dựa vào âm Hán Việt ta sẽ đoán được “đại học”  sẽ là 大学.

Bí quyết  6: Học qua đối chiếu, so sánh 
Khi học chữ Hán các em phải biết đối chiếu so sánh đặc biệt là với các chữ viết gần giống nhau để không bị nhầm lẫn. Ví dụ : 牛( niú: bò),午( wǔ: ngọ ( ngựa). Các em để ý kĩ sẽ thấy  牛 ( bò ) có sừng trên đầu, còn 午 ( ngựa) thì không.

Bí quyết 7: Hiểu được kết cấu của chữ Hán và ghi nhớ qua bộ thủ

Chữ Hán chủ yếu gồm 4 loại như sau :  Chữ tượng hình, Chữ chỉ sự, Chữ hội ý và Chữ hình thanh.

  • Chữ tượng hình: 

Chữ tượng hình là cách tạo từ dựa trên việc miêu tả lại sự vật cụ thể. Ví dụ : chữ 人( người), 山(núi).

  • Chữ chỉ sự: 

Chữ chỉ sự thường dùng cho các khái niệm trừu tượng không thể vẽ lại được,  người ta tạo từ dựa trên các kí hiệu hoặc trên cơ sở chữ tượng hình được thêm kí hiệu. Chữ chỉ sự chia ra làm hai loại:

– Loại 1: chữ chỉ sự là những kí hiệu mang tính tượng hình như: “ 一( số 1), 二(số 2)三(số 3)”

– Loại 2: được tạo nên bởi một chữ tượng hình và một kí hiệu, ví dụ từ “本”(bản) , thêm một nét ngang vào phần bên dưới chữ 木 để nhấn mạnh phần gốc.

  • Chữ hội ý:

Chữ hội ý được tạo từ hai hay nhiều bộ thủ. Chữ hội ý được chia làm 2 loại:

  • Loại 1: tạo thành từ các bộ thủ giống nhau. Ví dụ:

“从“(tòng) gồm 2 chữ  nhân thể hiện ý nghĩa đồng hành, dẫn dắt, người đi trước, người đi sau.

“出” (xuất) với hai bộ “山” (sơn) thể hiện ý nghĩa hai ngọn núi chồng lên nhau, xuất đầu lộ diện.

“比”(bỉ) với hình ảnh hai người ngồi cạnh nhau, thể hiện ý nghĩa so sánh.

  • Loại 2 : tạo thành do các bộ thủ khác nhau hợp thành.

“盲”(manh) gồm “亡”(vong) và“目” (mục) hợp lại thể hiện ý nghĩa đôi mắt đã chết, mù.

“问”(vấn) gồm bộ 门(môn) và 口(khẩu), cùng thể hiện ý nghĩa ghé miệng vào cửa để hỏi thăm.

  • Chữ hình thanh:

Chữ hình thanh là nguyên tắc tạo chữ bởi hai bộ phận, một bộ phận biểu thị ý nghĩa, một bộ phận biểu thị âm thanh.

Ví dụ: 吗(ma),妈 (mā), 骂(mà). Các chữ này cách đọc gần giống nhau, đều có bộ mã (马:mǎ)đây chính là phần biểu thị âm thanh. 口,女,hai bộ khẩu trên chữ 骂 là bộ phận biểu thị ý nghĩa: 吗 dùng trong câu hỏi, hỏi thì phải dùng mồm, 妈: mẹ, mẹ giới tính nữ nên có bộ 女, 骂: mắng, nên nói nhiều có 2 bộ khẩu ở trên.

Trong các phương thức cấu tạo kể trên, số lượng chữ Hán cấu tạo theo nguyên tắc hình thanh chiếm đại đa số, nắm được các nguyên tắc cấu tạo này, đồng thời nắm được ý nghĩa của các bộ thủ và vai trò của nó trong cấu tạo chữ sẽ giúp người học dễ biết được nghĩa gốc của chữ Hán, dễ nhớ được chữ Hán và các nghĩa phái sinh.

Nếu bạn các em được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ các em đã đủ yếu tố để học giỏi tiếng Trung rồi đó đấy. Hi vọng các em sẽ ngày càng yêu thích chữ Hán hơn ^^.

Bài viết mới hơn

HỌC TIẾNG TRUNG Ở ĐÂU UY TÍN TẠI HÀ NỘI?

Gọi điện ngay để tham gia học cùng Ngoại Ngữ Gia Hân!
Hotline: 0984.413.615
Địa chỉ: Số 10a, ngõ 196/8/2 Cầu Giấy, Hà Nội
Website: tiengtrungvuive.edu.vn
Fanpage: Trung tâm Ngoại Ngữ Gia Hân

Bài viết liên quan

Bình luận